Một số công cụ xử lí số liệu trong
NCKH
Trong nghiên cứu kinh tế, việc xử lý số liệu bằng các phần mềm là
bắt buộc với các đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm đơn giản
hóa quá trình xử lý dữ liệu và chạy mô hình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phần mềm
nào cần phụ thuộc vào đặc điểm nguồn dữ liệu và khả năng sử dụng phần mềm của
người nghiên cứu. Trong bài viết này, YRC xin giới thiệu một số công cụ xử lí
số liệu nhằm hỗ trợ các bạn tối đa trong việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng các
phần mềm phù hợp với đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
1. Microsoft Excel:
Microsoft Excel là một phần mềm
trong bộ phần mềm Microsoft Office chuyên về xử lý dữ liệu bảng tính. Ra đời
phiên bản đầu tiên từ năm 1987, trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển
bởi công ty phần mềm danh tiếng nhất thế giới Microsoft, Excel đã trở thành
phần mềm bảng tính phổ biến nhất thế giới. Hiện nay, Microsoft Excel đã có mặt
trên nhiều nền tảng hệ điều hành như Windows, MacOS, Android, IOS,…
Các ứng dụng chính của Excel
trong xử lý dữ liệu bao gồm:
·
Thống kê dữ liệu, trong đó có
cả thống kê một cách trực quan dựa vào bảng, biểu đồ, dashboard…
·
Phân phối xác suất.
·
Tính toán tương quan và hồi quy
tuyến tính.
·
Kiểm định các giả thiết.
·
Phân tích tình huống.
Ngoài ra, trong các phiên bản
Excel mới có rất nhiều tính năng hỗ trợ làm việc hữu dụng như đồng bộ hóa, làm
việc trên nhiều thiết bị cùng một lúc, dự đoán dữ liệu thống kê, công cụ dịch
nhanh, giao diện đẹp,… Tuy nhiên, Microsoft Excel cũng còn nhiều hạn chế như:
·
Tốn chi phí bản quyền để có thể
sử dụng một cách hợp pháp.
·
Cần nhiều thời gian và công sức
để sử dụng thành thục các tính năng, các hàm…
·
Với các máy tính có cấu hình từ
trung bình trở xuống, tốn nhiều thời gian và tài nguyên trên máy để mở các file
dữ liệu lớn.
·
Cách làm việc trên các file phụ
thuộc vào thói quen của từng người sử dụng, nên khó làm việc chung.
·
Khả năng bảo mật kém.
Vì là một phần mềm rất phổ biến
nên một ưu điểm lớn khác của Excel đó là có cộng đồng người sử dụng lớn và
nhiều chương trình đào tạo sử dụng phần mềm này, dưới đây là một số nguồn hướng
dẫn sử dụng Microsoft Excel bạn có thể tham khảo:
1.
Học Excel Online
2.
Khóa học về Microsoft Excel của
Edumall
3.
Một số tài liệu về sử dụng
Excel trong kinh tế lượng
4.
Một số videos về sử dụng Excel
trong kinh tế lượng
2. Stata:
Stata là phần mềm quản lý dữ
liệu, xây dựng biểu đồ và đặc biệt là phân tích số liệu định lượng, do hãng
StataCorp phát hành lần đầu năm 1985.
Stata đặc biệt nổi bật nhờ các
bộ câu lệnh có sẵn đồng thời lại sử dụng mã nguồn mở, cho phép người dùng tự
soạn công thức và câu lệnh riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Stata cho phép người dùng sử
dụng nhiều loại dữ liệu, ví dụ như dữ liệu ASCII hoặc bảng tính Microsoft
Excel. Dữ liệu được xử lý xong cũng có thể được xử lý bằng những phần mềm khác.
Một ưu điểm lớn của Stata chính
là việc phần mềm này sử dụng mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng sử dụng
những file “chuyên dụng” download từ internet. Một trong những cộng đồng hỗ trợ
lớn nhất dành cho người dùng Stata là Statalist. Ở forum này, người dùng có thể
upload cũng như download các file chuyên dụng phục vụ cho những mục đích riêng
biệt.
Bên cạnh những ưu điểm trên,
Stata cũng có một số nhược điểm. Thứ nhất, phần mềm này chỉ có thể xử lý một bộ
dữ liệu trong một lần mở. Hơn nữa, phần mềm được cài đặt để lưu trữ toàn bộ bộ
dữ liệu đang được xử lý, gây trở ngại cho quá trình vận hành nếu bộ dữ liệu đó
có dung lượng quá lớn. Một nhược điểm nữa là những file “chuyên dụng” của Stata
chưa được thẩm định tính chính xác, vì vậy người dùng cần suy nghĩ và kiểm tra
kĩ trước khi sử dụng chúng.
Một số trang web bạn có thể tìm
nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:
https://www.statalist.org/
http://data.princeton.edu/stata/
http://tutorials.iq.harvard.edu/Stata/StataIntro/StataIntro.html
3. SPSS:
SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social
Sciences) là một phần mềm máy tính phục
vụ công tác phân tích thống kê. Hiện
SPSS ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu thị trường và cả lĩnh
vực quản trị. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích
thống kê với giao diện đồ họa thân thiên.
Nội dung của SPSS rất phong phú
và đa dạng, từ việc thiết kế các bảng biểu và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc
trưng mẫu trong thống kê mô tả, đến một hệ thống đầy đủ các phương pháp thống
kê phân tích như:
·
So sánh các bảng mẫu bằng nhiều
tiêu chuẩn tham số và phi tham số (Nonparametric Test, các mô hình phân tích
phương sai theo dạng tuyến tính tổng quát (General Linear Models), các mô hình
hồi quy đơn biến và nhiều biến, các hồi quy phi tuyến tính (Nonlinear), các hồi
quy Logistic.
·
Phân tích theo nhóm (Cluster
Analysis).
·
Phân tích tách biệt
(Discriminatory Analysis).
·
Chuyên sâu khác (Advanced
Statistics).
Các chức năng chính của SPSS
bao gồm:
·
Nhập và làm sạch dữ liệu
·
Xử lý biến đổi và quản lý dữ
liệu.
·
Tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và
trình bày dưới dạng biểu bảng, đồ thị bản đồ.
·
Phân tích dữ liệu, tính toán
các tham số thống kê và diễn giải kết quả.
SPSS là phần mềm xử lý thông
tin sơ cấp – thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Thông
tin được xử lý là thông tin định lượng (có ý nghĩa về mặt thống kê)/ SPSS là
một hệ thống phần mềm thống kê toàn diện được thiết kế để thực hiện tất cả các
bước trong các phân tích thống kê từ những thống kê mô tả (liệt kê dữ liệu, lập
đồ thị) đến thống kê suy luận (tương quan, hồi quy…).
SPSS được các nhà nghiên
cứu sử dụng rộng rãi cho các nghiên cứu trong các lĩnh vực:
·
Tâm lý học, tội phạm học
·
Điều tra xã hội học
·
Nghiên cứu kinh doanh
·
Nghiên cứu trong y sinh
Một số trang web bạn có thể tìm
nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:
http://nghiencuudinhluong.com/
http://hotrospss.blogspot.com/
http://phantichspss.com/
http://phantichspss.blogspot.com/
https://www.youtube.com/channel/UC8Q-4C0Xbymg3I54Gd1ZQbQ/videos
https://www.youtube.com/channel/UCJPGPQB8RwDHUou21_T9zMA/videos
4. R
R là phần mềm sử dụng cho phân
tích thống kê và vẽ biểu đồ, là ngôn ngữ máy tính đa năng, có thể sử dụng cho
nhiều mục tiêu khác nhau:
·
Tính toán đơn giản
·
Toán học giải trí (recreational
mathematics)
·
Tính toán ma trận (matrix)
·
Phân tích thống kê phức tạp.
Công cụ này có thể phát triển
thành các phần mềm chuyên môn cho một vấn đề tính toán cá biệt.
* Ưu điểm:
·
Miễn phí, nguồn mở
·
Khả năng phân tích biểu đồ
tuyệt vời
·
Gắn liền với giới học thuật:
được sử dụng trong hầu hết những mô hình thống kê mới nhất
·
Chạy được trên nhiều hệ điều
hành
* Hạn chế:
·
Dùng lệnh, không dùng menu
giống Excel
·
Nhiều thư viện/package: khó
chọn
Một số nguồn hướng dẫn cho công
cụ này là:
·
Phân tích số liệu và biểu đồ
bằng R – GS Nguyễn Văn Tuấn
·
Ngôn ngữ lập trình R – Đỗ Thanh
Nghị
·
Kinh tế lượng ứng dụng với R –
Nguyễn Chí Dũng
·
Ứng dụng phần mềm R tại Việt
Nam – Lê Văn Tuấn
5. Eviews:
EViews (Econometric Views) là
phần mềm chuyên về kinh tế lượng, nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian, dữ
liệu chéo, dữ liệu mảng… EViews chạy trên Windows, được xây dựng bởi quantitative
Micro Software (QMS), phiên bản 1.0 được phát hành vào tháng 3/1994.
Với khả năng linh hoạt trong
thao tác, quản lý dữ liệu dễ dàng, kết quả hiển thị nhanh và dễ dàng hiểu được
đã giúp Eviews đang trở thành một trong những phần mềm thống kê và
phân tích dữ báo được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất.
Ngoài những chức năng
dùng mô hình kinh tế
lượng để phân tích phương trình hồi quy thì một số
chức năng dùng cho phân tích dự báo nâng cao như:
·
Thống kê mô tả dữ liệu.
·
Phân tích sự tác động của các
yếu tố kinh tế vĩ mô lên biến cần nghiên cứu.
·
Dự báo cho tương lai yếu tố cần
nghiên cứu (ví dụ giá xăng dầu, dự báo nhu cầu năng lượng, dự báo giá
vàng….)
·
Thực hiện xếp hạng tín
dụng trong ngân hàng,
·
Tính toán giá trị rủi
ro cho mã cổ phiếu dựa trên tỉ suất sinh lời.
·
Phân tích quan hệ tương quan
giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Một số nguồn hướng dẫn cho công
cụ này là:
·
Hướng dẫn thực hành Kinh tế
lượng bằng phần mềm Eviews (Bùi Dương Hải)
·
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Eviews (Nguyễn Trung Đông – Nguyễn Văn Phong)
·
Hướng dẫn thực hành kinh tế
lượng bằng phần mềm Eviews (Trần Đức Luân)
·
Mô hình ARIMA (Nguyễn Ngọc
Thiệp)
http://yrc-ftu.com/mot-so-cong-cu-xu-li-so-lieu-trong-nckh/