Năm học 2010-2011

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN -  NHÀ KHOA HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC  KINH TẾ - LUẬT NĂM HỌC 2010-2011

Nhằm đẩy mạnh và phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Ban giám hiệu Trường đại học Kinh tế - Luật thông báo triển khai kế hoạch tổ chức Giải thưởng “ Nghiên cứu khoa học sinh viên - Nhà khoa học trẻ Trường đại học Kinh tế - Luật” năm học 2010 -2011 với các nội dung như sau:

1. Mục đích – Yêu cầu

        1.1. Mục đích:

-    Phát huy ết quả đạt được trong các năm qua, tiếp tục đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và năng lực nghiên cứu cho sinh viên, tạo nền tảng cho việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sinh động của nền kinh tế - xã hội.

-    Phát hiện và bồi dưỡng tài năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên, làm nòng cốt cho phong trào học tập – nghiên cứu khoa học trong toàn Trường. Tạo nguồn nhân lực cho các cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp.

         1.2. Yêu cầu:

-    Đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng ban hành kèm theo quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Quy định tạm thời về công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM.

-    Phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên; phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo các chuyên ngành của Trường; đảm bảo sự tác động tích cực đến quá trình học tập của sinh viên.

-    Triển khai rộng khắp đến toàn bộ sinh viên các bộ môn – chuyên ngành, các khóa, các hệ đào tạo, tạo môi trường khoa học, thi đua học tập – nghiên cứu trong toàn Trường; tăng số lượng và chất lượng đề tài nghiên cứu; bên cạnh đó, thu hút sự tham gia hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên đối với các giảng viên trong Trường, đặc biệt là các cán bộ giảng viên trẻ.

-    Đối tượng tham gia: các cá nhân và tập thể, hiện là sinh viên các khóa thuộc các hệ đào tạo bậc cử nhân của Trường đại học Kinh tế - Luật.

-    Lĩnh vực nghiên cứu: Sinh viên đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với khối ngành Kinh tế- Luật ( Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kinh doanh và quản lý, Luật…)

-    Đề tài nghiên cứu phải có tính lý luận cao và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, trình bày rõ ràng, chính xác và đúng với các quy định về trình bày đề tài.

- Tuyệt đối không sao chép từ những đề tài, bài báo hay công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố trước đó.

- Các nội dụng yêu cầu cụ thể được hướng dẫn theo các mẫu trong quy định về trình bày đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên ( ban hành kèm kế hoạch này)

-    Sinh viên chủ động đề nghị và liên lạc với giáo viên hướng dẫn (đề nghị giáo viên phù hợp với chuyên ngành mà đề tài nghiên cứu). Nếu không đề nghị được giáo viên hướng dẫn hoặc sự đề nghị đó không được giáo viên chấp nhận, các bộ môn sẽ phân bổ các đề tài đó cho các giáo viên khác hướng dẫn.

2. Phân công nhiệm vụ các bộ phận liên quan

2.1. Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên:

-    Tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học trong toàn Trường đến các cơ sở Đoàn – Hội – Đội. Triển khai sâu rộng đến toàn thể sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật về kế hoạch tổ chức giải thưởng nhà khoa học trẻ Trường đại học Kinh tế - Luật năm học 2010-2011, quy định về trình bày công trình nghiên cứu khoa học, quy chế, quy định về nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Trường đại học Kinh tế - Luật.

-    Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học như: Hội thảo về phương pháp nghiên cứu khoa học, làm cầu nối giữa sinh viên và các bộ môn trong việc tìm giáo viên hướng dẫn, liên hệ với các tổ chức, cơ quan, thư viện để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm nguồn tư liệu sơ cấp cũng như thứ cấp.

-    Theo dõi, đôn đốc các nhóm sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu.

-    Tổng hợp tình hình tham dự giải ở các chuyên ngành, các khóa, các lớp, thường xuyên báo cáo cho Ban tổ chức và Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học.

-    Phối hợp với Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học tổ chức các hoạt động nhằm công bố kết quả giải thưởng.

2.2.   Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học:

-    Xây dựng Kế hoạch tổ chức giải thưởng Nhà khoa học trẻ Trường đại học Kinh tế - Luật hằng năm.

-    Tổ chức tốt việc đánh giá xét chọn các công trình: đề xuất thành lập Hội đồng, đề xuất Ban Giám hiệu quyết định công nhận kết quả, khen thưởng và tổ chức các hoạt động công bố giải; đề xuất danh sách công trình tham dự giải thưởng nghiên cứu khoa học các cấp. Hỗ trợ sinh viên, hướng dẫn sinh viên thủ tục để tham gia giải thưởng các cấp.

2.3.     Các Khoa, Bộ môn chuyên ngành:

-    Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở Đoàn – Hội tiến hành các hoạt động tuyên truyền phát động, tổ chức cho sinh viên đăng ký và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

-    Hỗ trợ về mặt chuyên môn cho sinh viên nhằm giúp sinh viên thực hiện tốt đề tài NCKH (cung cấp báo cáo viên về phương pháp nghiên cứu khoa học, gợi ý danh mục đề tài cấp thiết cần nghiên cứu, cung cấp giáo viên hướng dẫn khoa học…)

-    Hỗ trợ sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có đề tài đăng ký nghiên cứu, tìm giáo viên hướng dẫn.

-    Cử người tham gia Hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên theo yêu cầu của phòng Sau đại học và Quản lý khoa học.

2.4.       Phòng đào tạo và quản lý sinh viên:

-    Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vừa học tập chính khóa, vừa tham gia nghiên cứu khoa học.

-    Thực hiện các quyền lợi về điểm học tập cho sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng các cấp theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Trường.

2.5.       Các đơn vị khác trong Trường:

-    Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có đề tài nghiên cứu khoa học.

-    Chịu trách nhiệm triển khai và chịu sự phân công của Ban Giám hiệu, cũng như ban tổ chức chương trình NCKH sinh viên trong các công tác tổ chức chương trình.

  1. Chương trình nghiên cứu khoa học sinh viên,nhà khoa học trẻ Trường đại học Kinh tế - Luật năm học 2010-2011:

3.1.         Mốc thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên:














Kế hoạch cụ thể của chương trình nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật:

Tháng 11-12: tiến hành nhận đăng kí nghiên cứu khoa học của sinh viên. Ra quyết định giao giao đề tài và phân công cán bộ giảng viên hướng dẫn.

Tháng 1 – 4: sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Và nộp lại cho Sau đại và Quản lý khoa học trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

Tháng 5-6: tiến hành nghiệm thu đề tài và đưa các đề tài có chất lượng, đạt giải cao tham dự các cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên các cấp: cấp thành và cấp bộ.

Tháng 7-10: tổng kết tình hình thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cho sinh viên của năm trước và đề ra kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Chuẩn bị triển khai chương trình nghiên cứu khoa học cho năm tiếp theo.


3.2.   QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN

3.2.1.  Quy trình giao và phân công giáo viên hướng dẫn đề tài

 

                 Hằng năm vào tháng 10, phòng Sau đại học và Quản lý khoa học thông báo về kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên trong năm. Sinh viên nhận phiếu đăng kí đề tài tại văn phòng đoàn, phòng Sau đại học và Quản lý khoa học tại Khoa chuyên ngành hoặc trang Web của Trường. Quá trình này sẽ bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào giữa tháng 12 hằng năm.

                 Trong quá trình này, sinh viên cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ, giảng viên để hoàn thành đề cương nghiên cứu của mình. Sinh viên sẽ liên lạc với Khoa chuyên ngành để đăng ký đề tài thực hiện, căn cứ vào đó, Khoa chuyên ngành sẽ phân công các cán bộ giảng viên có khả năng hướng dẫn cho nhóm sinh viên. Sau khi có sự phân công giảng viên hướng dẫn, các nhóm sinh viên sẽ liên lạc với giảng viên để hoàn thành đề cương nghiên cứu của mình sau đó nộp lại cho Khoa chuyên ngành. Hồ sơ đăng kí nghiên cứu khoa học cho sinh viên bao gồm:

-                Phiếu đăng kí ( mẫu số 1 )

-                Thuyết minh đề tài ( mẫu số 2) ( có xác nhận của giảng viên hướng dẫn )

                 Các tài liệu được được đóng thành cuốn theo thứ tự như trên ( Phiếu đăng kí, thuyết minh). Ngoài bìa được trình bày như sau:

 

 

Đại học Quốc gia TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế - Luật

 

Hồ sơ đăng kí đề tài NCKH sinh viên

Nhà khoa học trẻ Trường Đại học Kinh tế - Luật năm …

Tên công trình:

Danh sách nhóm thực hiện :

Stt

Họ và tên

MSSV

Điện thoại liên lạc

Email

 

 

 

 

 

 

Giảng viên hướng dẫn:

Họ và tên

Học hàm, học vị

Điện thoại liên lạc

Email

 

 

 

 

                                                                                                            

                 Các Khoa chuyên ngành tổng hợp hồ sơ đăng kí và bảng phân công giảng viên hướng dẫn chuyển về phòng Sau đại học và Quản lý khoa học. Căn cứ vào đó, phòng Sau đại học và Quản lý khoa học soạn quyết định phân công giảng viên hướng dẫn và giao đề tài cho sinh viên thực hiện, trình Hiệu Trưởng phê duyệt. Sau đó Phòng kết hợp cùng Khoa chuyên ngành thông báo chính thức cho nhóm sinh viên thực hiện đề tài và giảng viên hướng dẫn.


3.2.2. Quy trình nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên:


Quá trình thực hiện đề tài của sinh viên sẽ bắt đầu từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 4 hằng năm. Sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn, sau khi hoàn thành nộp lại đề tài cho phòng Sau đại học và Quản lý khoa học ( có sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn).

                 Công trình nộp lại bao gồm các sản phẩm sau:

- 02 cuốn đề tài ( được trình bày theo như quy định về trình bày công trình nghiên cứu khoa học dành cho các đề tài NCKH của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật )

      - 01 đĩa CD bao gồm tóm tắt, nội dung đề tài, và file thuyết trình.

                 Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học tổng hợp các đề tài của sinh viên nộp lại, sau đó ra quyết định giao đề tài cho phản biện, và thành lập hội đồng chấm đề tài. Căn cứ vào ý kiến của giảng viên hướng dẫn, phòng Sau đại học và Quản lý khoa học quyết định các đề tài được phép bảo vệ tại hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nhóm đề tài chỉnh sửa lại đề tài theo ý kiến phản biện.

  • Đề tài được chọn để bảo vệ tại hội nghị sẽ nộp lại 05 cuốn đề: 02 cuốn để lưu và 03 cuốn cho các cán bộ thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài thẩm định.
  • Đề tài không được chọn để bảo vệ sẽ nộp lại 02 cuốn để lưu tại thư viện và phòng Sau đại học và Quản lý khoa học.

                 Sau đó dưới sự chỉ đạo của Ban tổ chức, các đơn vị trong Trường phối hợp tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên, cho phép các sinh viên có đề tài được chọn bảo vệ trước hội đồng. Thời gian dự kiến tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học cho sinh viên vào cuối tháng sáu hằng năm.

                 Dựa vào kết quả của hội đồng, phòng Sau đại học và Quản lý khoa học chọn ra những đề tài được giải cao để tham dự nghiên cứu khoa học sinh viên cấp bộ và giải thưởng Eureka cấp thành. ( thời gian gửi đề tài tham dự giải thưởng cấp Bộ là giữa tháng 8 và cấp thành là giữa tháng 9 hằng năm).

                 Sau đó phòng Sau đại học và Quản lý khoa học kết hợp với Văn phòng đoàn và các đơn vị trong toàn Trường để  tổ chức hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học của sinh viên, khen thưởng những sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải, đề ra phương hướng trong những năm tiếp theo.

4. Quyền lợi và khen thưởng đối với người tham gia giải thưởng

4.1. Đối với sinh viên

Các sinh viên, nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ được tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện đề tài. Trường sẽ hỗ trợ về mặt kinh phí thực hiện đề tài ( mỗi đề tài hoàn thành sẽ được hỗ trợ kinh phí từ 1,000,000vnđ đến 2,500,000vnđ). Những đề tài có chất lượng cao sẽ được xem xét và trao giải thưởng, dự kiến gồm 4 giải thuộc các lĩnh vực:

- Giải nhất 2,000,000 vnđ.

- Giải nhì: 1,500,000 vnđ.

- Giải ba: 1,000,000 vnđ.

- Giải khuyến khích: 500,000 vnđ.

Bên cạnh đó, các công trình có chất lượng cao sẽ được công bố rộng rãi cho sinh viên trong Khoa và gửi đi tham dự các giải thưởng cấp cao hơn: Nghiên cứu khoa học cấp thành phố ( Eureka) và cấp Bộ ( Vifotech ) và được hưởng các chế độ khuyến khích theo quy chế dành cho NCKH sinh viên của Bộ giáo dục và đào tạo.

Sinh viên có đề tài đạt giải được phép phát triển đề tài thành khóa luận tốt nghiệp nếu như đề tài có ý nghĩa thực tiễn và gắn với hoạt động của đơn vị mà sinh viên thực tập tốt nghiệp.

4.2.     Đối với cán bộ hướng dẫn

Cán bộ hướng dẫn sinh viên hoàn thành nghiên cứu khoa học của sinh viên được tính vào giờ nghiên cứu khoa học là 20 giờ và thưởng mỗi cán bộ: 300.000đ. Bên cạnh đó, Ban tổ chức xem xét các hình thức khen thưởng đối với cán bộ hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, đoạt giải trong các cuộc thi ở cấp cao hơn:

Giải thưởng nghiên cứu khoa học Eureka ( cấp thành):

Giải nhất: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                       1.000.000 đồng.

Giải nhì: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                                        700.000 đồng.

Giải ba: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                            500.000 đồng.

Giải khuyến khích: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:             300.000 đồng.

Giải thưởng nghiên cứu khoa học Vifotech ( cấp bộ):

Giải nhất: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                      1.500.000 đồng.

Giải nhì: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                                    1.200.000 đồng.

Giải ba: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:                        1.000.000 đồng.

Giải khuyến khích: thưởng cho cán bộ hướng dẫn:            700.000 đồng.

5. Ban tổ chức chương trình nghiên cứu khoa học sinh viên - Nhà khoa học trẻ Trường Đại học Kinh tế- Luật năm học 2010-2011.

Stt

Họ và tên

Chức vụ

1

PGS.TS. Nguyễn Văn Luân

Trưởng ban

2

PGS.TS. Nguyễn Văn Trình

P. Trưởng ban

3

TS. Nguyễn Đình Huy

P. Trưởng ban

4

ThS. Nguyễn Thị Lài

Ủy viên

5

CN. Võ Văn Trọng

Ủy viên

6

CN. Nguyễn Anh Tuấn

Ủy viên

 

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG  BAN TỔ CHỨC



Quyết định giao đề tài

Quyết định khen thưởng sinh viên

Quyết định khen thưởng giảng viên

Quyết định phân công giáo viên hướng dẫn

Quyết định hỗ trợ kinh phí

Báo cáo tổng kết

Giải thưởng Eureaka : Danh sách đề tài đạt giải thưởng Eureka lần thứ 13 - năm 2011
 

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Bộ giáo dục đào tạo - Năm 2010